Quy trình làm cổng nhôm đúc [Chất Lượng – Bền Đẹp]

Nhôm là một nguyên tố hóa học với một số ứng dụng công nghiệp và thương mại. Nhôm có nhiều lợi ích hơn sắt, thép, inox vì nó vượt trội hơn về độ đàn ồi, độ bền, độ dẫn nhiệt và độ phản xạ. Nó cũng được chứng minh là không nhiêm từ, chịu nhiệt tốt và không dẫn điện. Chính vì vậy, người diêu dùng thường có xu hướng tìm đơn vị làm cổng nhôm đúc cho ngôi nhà của mình. Quá trình làm cổng nhôm đúc bao gồm nấu chảy nhôm trong lò điện và đúc nó vào khuôn mẫu. Để hiểu rõ hơn về quá trình sản xuất cổng nhôm đúc, mời bạn đọc tham khảo thông tin sau đây.

Bước 1: Vẽ bản thiết kế

Khách hàng có thể tham khảo các mẫu sẵn có hoặc thiết kế riêng mẫu mới cho ngôi nhà của mình. Khách hàng cung cấp kích thước cho bên sản xuất, bộ phận thiết kế sẽ tiếp nhận và tiến hành thiết kế bản vẽ chi tiết.

Bước 2: Đục mẫu bằng máy CNC để tạo khuôn gỗ

Khi mẫu thiết kế hoàn hiện, người thợ sẽ tiến hành vận hành máy CNC để chạy tự động theo bản vẽ trên máy vi tính. Đây là côn đoạn vô cùng quan trọng, đòi hỏi sự chuẩn xác và linh hoạt. Khuôn mẫu với hoa văn vàng chi tiết, cầu kỳ thì bộ sản phẩm sẽ càng đẹp mắt. Với sự trợ giúp của công nghệ hiện đại thì làm của nhôm đúc hiện nay có thể cho ra mắt những sản phẩm có độ hoàn hảo gần như tuyệt đối trong từng góc cạnh, hoa văn, nét vẽ.

làm cổng nhôm đúc
Đúc khuôn bằng máy CNC

Một khuôn gỗ đặt yêu cầu cần đáp ứng các tiêu chí:

– Hoa văn có hồn, họa tiết sắc nét

– Độ rút của khuôn phải tốt

– Kích thước ăn khớp với bản vẻ

Bước 3: Xử lý khuôn mẫu để tạo độ bóng

Khi đục xong khuôn mẫu bằng mắt cắt CNC, người thợ sẽ dùng giấy nhám đề chà lên bề mặt mẫu nhằm tạo độ bóng, đảm bảo mẫu đúc được lánh mịn và có độ sắc nét, rõ ràng và chính xác.

Bước 4: Chuẩn bị khuôn đất để đúc

Công nghệ đúc nhôm hiện nay thường sử dụng đất. Đất có nhiều ưu điểm hươn so với thạch cao, cát. Đất có độ kết dính cao, dễ tạo khuôn cũng như khả năng chịu nhiệt rất tốt.

Khuôn làm bằng đất sẽ phải có độ ẩm và độ kết dính thích hợp theo đúng quy định kỹ thuật. Để xác định được độ ẩm cần thiết theo từng kích thước, độ dày của thành phẩm cần đúc thì phải dựa vào kinh nghiệm của những người thợ lâu năm có kinh nghiệm cao. Khuôn gỗ được làm trước đó, sẽ nén và ép lên nền đất. Tất cả hoa văn trên mẫu gỗ sẽ được hằn lên trên nền đất. Vị trí để đổ nhôm lỏng, lỗ thoát nhôm dư thừa, lỗ thông hơi thoát khí cũng được thiết kế một cách khoa học, đảm bảo dòng chảy của nhôm sẽ được chảy đều và đầy mọi khoang rỗng.

làm cổng nhôm đúc

Bước 5: Nấu nhôm lỏng để đúc

Khi đã có khuôn cát, bước tiếp theo là nấu hợp kim nhôm để đổ vào khuôn. Nhôm được sử dụng có tỷ lệ khoảng 90% nguyên chất và khoảng 10% các nguyên tố khác như Mangan để gia tăng độ cứng, tăng độ chịu lực cho cánh cổng. Phôi nhôm được nấu tan chảy trong lò với nhiệt độ vao trên 750 độ C và được rót vào khuôn đất theo những lỗ đã được thiết kế sẵn trước đó.

Nấu nhôm lỏng để đúc

Bước 6: Làm nguội

Khi thành phẩm đã nguội, người thợ bắt đầu rã đất ra để lấy thành phẩm. Sản phẩm lúc này vẫn chưa được hoàn thiện 100% về độ sắc sảo của mọi góc cạnh, hoa văn. Sản phẩm sẽ có một vài khiếm khuyết nhỏ ở một số chỗ mà chưa đạt được độ bóng, mụn như mong muốn. Lúc này, sản phẩm phải trải qua công đoạn cắt bỏ phần dư thừa trong sản phẩm, mài và đánh bóng.

Công đoạn này phải làm kỹ càng, tỉ mẩn để cho ra được sản phẩm có bề mặt nhẵn bóng, hoa văn sắc nét.

Bước 7: Sơn cổng

Sau khi đã làm nguội và được xử lý bề mặt, công nhôm đúc sẽ được tiến hành sơn cổng. Để cổng tránh tính trạng hoen gì, oxy hóa xảy ra thì cần sơn 05 lớp sơn như sau:

– Sơn lót xám: Giúp tăng độ bền cho cổng.

– Sơn màu lớp 1: Sơn có độ cứng, độ khô để đảm bảo không bị bong tróc.

– Phủ keo: Lớp keo đặc biệt sẽ giúp bảo vệ lớp màu được bền đệp lâu hơn

– Lớp sơn màu 2: Lớp sơn này là quan trọng nhất vì nó quyết định đến tính thẩm mỹ của cổng.

– Phủ keo: Phủ thêm một lớp keo để bảo vệ cho lớp sơn không bị xuống màu.

làm cổng nhôm đúc

Có thể nói rằng công đoạn sơn là bước cực kỳ quan trọng. Loại sơn và thợ sơn tốt giúp lõi nhôm được bảo vệ nhằm giữ được sự bền đẹp lâu dài. Cổng nhôm hoàn thiện sẽ có màu sắc tươi sáng, bề mặt bóng, mịn, nhẵn nhụi.

Bước 8: Đóng gói thành phẩm

Sản phẩm nhôm đúc hoàn chỉnh sẽ được bao bọc và đóng gói cần thận để vận chuyển đến nơi thi công. Tại đây, các nhân công sẽ tiến hành tháo dỡ, lắp đặt vào đúng vị trí và tiến hành nghiệm thu, bàn giao.

làm cổng nhôm đúc

Trên đây là 08 bước làm cổng nhôm đúc đạt chuẩn chất lượng, tính thẩm mỹ. Mong rằng, qua bài viết trên của Nội Ngoại Thất Hoàng Gia, quý khách hàng sẽ sớm lựa chọn được bộ cổng nhôm đúc ứng ý, bền đẹp, tính tế mang vẻ đẹp hoàn mỹ!

>>> Xem thêm: Mẫu cổng nhôm đúc đẹp

post