Tất tần tật thông tin về công nghệ đúc chân không

Hiện nay, cổng nhôm đúc là sản phẩm trang trí nội ngoại thất được người tiêu dùng yêu thích và lựa chọn. Những thiết kế được tạo ra từ nhôm đúc không chỉ mang đến một không gian sang trọng ấn tượng mà con là lá chắn vững chắc bảo vệ ngôi nhà của bạn. Cổng nhôm đúc được làm từ 2 công nghệ đó là công nghệ đúc chân không và công nghệ đúc silicat. Hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về công nghệ đúc chân không như thế nào nhé!.

Công nghệ đúc chân không là gì?

Đúc chân không hay còn gọi là đúc công nghệ V là công nghệ sản xuất từ việc sử dụng chân không để hút vật liệu đúc lỏng và khuôn mẫu. Hay hiểu đơn giản, phương pháp này lợi dụng sự chênh lệch áp suất trong khuôn để làm đầy vật liệu vào khuôn. Đây là công nghệ đúc dạng mới với cát khô (không nhựa, không nước, không chất xúc tác) rất an toàn.

Ưu, nhược điểm của phương pháp đúc chân không

Ưu điểm

– Tiết kiệm chi phí sản xuất do khuôn sử dụng là khuôn gỗ có giá thành rẻ hơn khuôn kim loại. Các thiết bị, dụng cụ được sử dụng trong quá trình đúc gồm: bơm hút chân không, thiết bị đo, hệ thống dẫn chân không,….

– Độ chính xác của vật đúc cao khi đúc đảm bảo sản phẩm hoàn thiện đạt chất lượng tốt nhất đến từng chi tiết. Từ đó giảm bớt công đoạn làm sạch và gia công sau đúc

– Bề mặt sản phẩm mịn, đẹp, hạn chế tình trạng rỗ khí như phương pháp đúc cát truyền thống

– Có thời gian thi công sản phẩm nhanh chóng

Nhược điểm

– Khó kiểm soát độ đồng đều về chiều dày, tỷ lệ vật liệu gia công ở cả 2 bề mặt chi tiết, do công nghệ đúc chân không sử dụng khuôn 1 mặt

– Không thích hợp để sản xuất số lượng lớn

Quy trình công nghệ đúc chân không

Để tạo ra sản phẩm chất lượng bằng công nghệ đúc chân không thì chúng ta cùng tìm hiểu về 4 công đoạn chính của công nghệ này dưới đây:

Giai đoạn 1: Chuẩn bị: Tạo khuôn mẫu và nấu chảy kim loại

Tạo khuôn mẫu:

– Làm vật mẫu bằng khuôn gỗ, khuôn được tạo ra bằng phương pháp cắt CNC và được chỉnh sửa thủ công bởi bàn tay người thợ

– Gắn cố định vật mẫu vào một mặt phẳng

– Gia nhiệt cho màng mỏng PEV, giúp che phủ hoàn toàn bề mặt mẫu

– Sơn 1 lớp sơn đặc biệt lên khuôn mẫu có tác dụng chống sập khi chèn cát và chịu được nhiệt độ cao, chống cháy cát cơ học

– Sấy khô lớp sơn và đặt hòm khuôn trống lên, phù đầy cát và rung, nén chặt cát

– Phủ màng mỏng lên trên bề mặt cát, lấy không khí khỏi khuôn cát bằng máy hút chân không. Khi đó màng mỏng sẽ gắn chặt vào cả mặt trong, ngoài của khuôn. Nâng khuôn lên khỏi vật mẫu, đảo mặt khuôn và để cố định 1 chỗ.

– Làm tương tự nửa khuôn thứ 2, khi hoàn thành ráp 2 hòm khuôn với nhau, gắn chốt cố định và giữ trong điều kiện chân không

Nấu chảy kim loại: kim loại được cho vào lò nấu để nấu chảy thành dạng lỏng

Giai đoạn 2: Đúc sản phẩm

Ở công đoạn này người ta tiến hành rót kim loại được nấu chảy vào khuôn cát qua các phễu khuôn. Trong quá trình đó sẽ đồng thời hút chân không để khuôn chắc chắn. Chờ kim loại đông đặc sau đó tháo dỡ sản phẩm làm nguội và làm sạch.

Giai đoạn 3: Hoàn thiện sản phẩm

Chúng ta tiến hành tách sản phẩm khỏi đậu và mài, đánh bóng hoặc đem gia công cơ khí

Giai đoạn 4: Thí nghiệm

Sau đó sản phẩm có thể được sơn nguyên mẫu hoặc giữ nguyên theo lời đề nghị của khách hàng.

Ứng dụng của phương pháp đúc chân không

Công nghệ đúc chân không được ứng dụng nhiều trong việc sản xuất như: vỏ ô tô, kho đông lạnh, cổng nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc, bông gió nhôm đúc,…….

Ngoài ra công nghệ này cũng được ứng dụng phổ biến sản xuất bộ phận thử nghiệp dây chuyền lắp ráp và một số vật dụng trong đời sống.

Đặc biệt, khi cổng nhôm đúc ngày càng được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn thì phường pháp đúc chân không được quan tâm và chú ý hơn. Vậy với phương pháp này cổng nhôm đúc tạo ra sẽ có những đặc điểm nào?

Cổng nhôm đúc bằng công nghệ đúc chân không

– Cổng nhôm đúc chân không được sử dụng hệ thống máy móc hiện địa nhất

– Các sản phẩm tạo ra từ công nghệ này đều đạt đến độ hoàn hảo với những họa tiết và hoa văn vô cùng tinh xảo

– Công nghệ đúc chân không khi ứng dụng lên cổng nhôm đúc đã khắc phục được tuyệt đối nhược điểm của công nghệ đúc silicat

– Cổng nhôm đúc được sử dụng máy hút chân không để ép khuôn. Chính vì thế, sản phẩm tạo ra không bị bóng nước hay thiếu hụt chi tiết, khách hàng lựa chọn yên tâm về chất lượng

– Tuy nhiên, nhược điểm của cổng nhôm đúc khi đúc bằng công nghệ này là giá thành cao.

Vậy có nên lựa chọn công nghệ đúc chân không để làm cổng nhôm đúc không? Cậu trả lời là có. Nếu bạn muốn sở hữu một bộ cổng nhôm đúc chất lượng, chi tiết hoa văn tinh xảo thì không nên bỏ qua công nghệ này. Mặc dù giá thành cao hơn nhưng chất lượng hoàn toàn xứng đáng.

>> Mẫu cửa nhôm đúc 4 cánh

>> Chi phí làm cổng nhôm đúc

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết về công nghệ đúc chân không, cổng nhôm đúc và quy trình của công nghệ này. Hy vọng bài viêt sẽ đem lại những thông tin hữu ích dành cho bạn.

post